KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2020-2025
Trường Mầm non Họa Mi
2023-07-05T05:50:10+07:00
2023-07-05T05:50:10+07:00
https://mnhoami.dautieng.edu.vn/thong-tin-cong-khai/KE-HOACH-CHIEN-LUOC-GIAI-DOAN-2020-2025.html
/themes/edu33mn/images/no_image.gif
Trường Mầm non Họa Mi
https://mnhoami.dautieng.edu.vn/uploads/mglonghoa/tranh-be-mam-non-vui-choi_090525830.jpg
PHÒNG GDDT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /KHCL-MNHM Long Hòa, ngày tháng năm 2020
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường Mầm non Họa Mi
giai đoạn 2020 – 2025
A. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
- Căn cứ Thông tư 25/TT-BGDĐT ngày 7/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non và Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 8/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đạo tào ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
- Căn cứ Văn bản hợp nhất số 04/2015/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định Ban hành Điều lệ trường mầm non;
- Căn cứ Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình giáo dục mầm non và Thông tư 28/2006/TT-BGDĐT ngày 30/12/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non;
- Căn cứ Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ;
- Căn cứ kế hoạch số 3214/KH-UBND ngày 03/2/2019 của UBND tỉnh Bình Dương về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2018- 2025”
- Căn cứ kế hoạch số 85-KH/HU ngày 10/7/2014 của Huyện ủy DầuTiếng về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế;
- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và tình hình thực tế của đơn vị;
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
Trường Mầm non Họa Mi tọa lạc tại ấp Thị Tính, xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương cách trung tâm huyện Dầu Tiếng 18 km về phía đông với diện tích toàn trường là 10.527 m2 trường mới được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tháng 08/2017 với tổng số phòng 28 ( trong đó phòng học 17, phòng chức năng, các phòng khác.. 11 phòng). Thực hiện theo QĐ số 253/QĐ-UBND huyện Dầu Tiếng ngày 28/04/2020 sáp nhập trường MN Long Hòa vào trường MN Họa Mi và là cơ sở 02 của trường MN Họa Mi từ ngày 01/07/2020 với tổng số phòng học 08, các phòng khác 04.
Trong những năm qua nhà trường luôn phấn đấu, không ngừng vượt mọi khó khăn từng bước đi lên và ngày càng trưởng thành. Qua nhiều năm tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nổ lực hết mình để có được một số kết quả khả quan, hàng năm trường đều đạt tập thể Lao động xuất sắc. Nhà trường đã giữ vững chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định và sách lượt của hiệu trưởng, hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Trường Mầm non Họa Mi đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm xây dựng một ngôi trường luôn ổn định về số lượng và chất lượng ngày một nâng cao.
C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
I. Tình hình nhà trường
1. Môi trường bên trong
1.1. Điểm mạnh
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tương đối ổn định và đảm bảo định biên giáo viên/ lớp tổng số: 65 người. Trong đó: Cán bộ quản lý: 04: Hiệu trưởng 01, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn 02 và công tác chăm sóc nuôi dưỡng 01. Giáo viên: 34, bảo mẫu 06. Nhân viên 21: 03 bảo vệ, 14 cấp dưỡng, 01 kế toán, 01 nhân viên y tế văn thư, phục vụ 02
- Trình độ chuyên môn: Trên chuẩn 23/65 tỷ lệ 35.38%, cao đẳng 7/65 tỷ lệ 10.77%, trình độ trung cấp 9/65 tỷ lệ 13.85%, trình độ khác 26/65 tỷ lệ 40%
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Xây dựng kế hoạch năm học có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non và yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Chất lượng học sinh: Tổng số trẻ: 545/263 nữ. Trong đó: Nhà trẻ 69/30 nữ, khối Mẫu giáo: 476/233 nữ ( Khối Mầm 121/64 nữ, khối Chồi 149/67 nữ, khối Lá 206/102 nữ )
- Huy động trẻ: Tổng số lớp 21 lớp ( trong đó khối Nhà trẻ 3 lớp, khối Mẫu giáo 18 lớp ( khối Mầm 5 lớp, khối Chồi 6 lớp, khối Lá 7 lớp)
+ Nhà trẻ huy động 3 lớp/ 69 trẻ, đạt 69/244 trẻ toàn xã tỷ lệ 28.28%
+ Mẫu giáo huy động 18 lớp/ 476 trẻ trong đó: 3 tuổi 121/148 trẻ toàn xã tỷ lệ 81.76%. 4 tuổi 149/149 trẻ toàn xã tỷ lệ 100%, 5 tuổi 173/173 trẻ toàn xã tỷ lệ 100%
- Cơ sở vật chất: Tổng số phòng 43 (trong đó: Phòng học 21(đang hoạt động), phòng chức năng 04, phòng máy: 02, Phòng y tế : 02, phòng hội trường 02, văn phòng 02, phòng hành chánh 02, phòng bảo vệ 01, phòng điều hành 05 (phòng HT, PHT), bếp ăn 02
- Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại.
- Thành tích: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục, được phụ huynh học sinh tin tưởng. Nhiều năm liền đạt tập thể Lao động xuất sắc. Trường có 04 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có 8/33 giáo viên đạt GVDG cấp huyện, 3/13 CD đạt CDNA giỏi cấp huyện , đạt trên 50% giáo viên dạy giỏi - CDNAG cấp cơ sở. Có 2/4 tổ đạt lao động tiên tiến.
Năm học 2020- 20201trường phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, để tiếp tục đạt được danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
1.2. Điểm hạn chế
- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên có lúc còn mang tính động viên, khuyến khích.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một số ít giáo viên chưa thực sự đáp ứng được hết các yêu cầu giảng dạy, giáo dục trẻ, trình độ chuyên môn hạn chế ở một vài lĩnh vực, chưa có sự sáng tạo, ứng dụng CNTT chưa hiệu quả, sự tín nhiệm của đồng nghiệp và PHHS có lúc còn chưa cao. Nhân viên văn thư không có nghiệp vụ nên kết quả thực hiện nhiệm vụ còn một số hạn chế nhất định. Trường chưa có nhân viên y tế nhân viên văn thư kiêm công tác y tế nên việc thực hiện hồ sơ y tế và công tác y tế học đường chưa tự chủ và đảm bảo tính khoa học.
- Cơ sở vật chất: Sân trường rộng nhưng chưa thuận tiện khi chia các khu vực để quy hoạch tạo sân chơi, bố trí các khu trải nghiệm, sắp xếp đồ chơi ngoài trời theo từng khu vực phát triển vận động cho trẻ. Một số khu vực cây xanh còn nhỏ chưa có bóng mát. Các khu vực sân chơi được quy hoạch nhưng cần được di tu, bổ sung hoàn thiện.
2. Môi trường bên ngoài
2.1. Thời cơ
Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, sự tín nhiệm của cha mẹ học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phần đông còn trẻ, đạt trình độ chuẩn tương đối cao có năng lực chuyên môn, nhiệt tình và kỹ năng sự phạm khá tốt. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
2.2. Thách thức
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phải phù hợp tình hình thực tế nhà trường địa phương.
II. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động theo hướng “Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, Tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động” và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Đổi mới trong công tác quản lý
- Đánh giá CBQL, GV theo chuẩn.
- Tăng cường công tác tham mưu đầu tư, sữa chữa cơ sở vật chất đáp ứng đổi mới giáo dục. Khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng đồ chơi được trang cấp.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển nhà trường.
- Ứng dụng CNTT hiệu quả trong dạy - học và công tác quản lý.
- Xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia.
D. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
I. Tầm nhìn
Một ngôi trường thân thiện, uy tín, chất lượng. Nơi cha mẹ trẻ tin cậy. Với môi trường thân thiện vừa là nhà trường vừa là gia đình để rèn luyện giáo viên và học sinh luôn có khát vọng, cố gắng phấn đấu vươn lên. Ổn định về số lượng và chất lượng.
II. Sứ mệnh
Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm có chất lượng cao để mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển hài hòa toàn diện. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
III. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
Tình đoàn kết - Lòng nhân ái - Sự hợp tác - Tinh thần trách nhiệm - Tính trung thực .
E. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
I. Mục tiêu chung.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
II. Chỉ tiêu cụ thể
1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- 100% CBQL,GV đạt chuẩn trình độ chuyên môn. Trong đó: Trên chuẩn: CBQL: 4/4, GV 40/40 tỷ lệ 100%
- 100% CBQL có chứng nhận đã qua BDCBQLMN, 3/4 CBQL hoàn thành lớp trung cấp chính trị
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 60% .
- 70% trở lên giáo viên đạt loại khá chuẩn nghề nghiệp GVMN, trong đó có ít nhất 50% đạt loại tốt theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- 80% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có ít nhất 01 CBQL, 04GV đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên.
- Trên 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện
- 100% CBQL, GV được BDCM hàng năm.
- 100% giáo viên có chứng chỉ A anh văn và chứng chỉ A tin học.
- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.
- 50% trở lên số giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
- 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn
-100% giáo viên thực hiện có hiệu quả các chuyên đề trọng tâm hàng năm, trọng tâm chuyên đề “ Giáo dục phát triển vận động” và “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
2. Học sinh
- Quy mô
+ Nhóm, lớp học: 21 nhóm, lớp.
+ Học sinh: 545 học sinh.
+ 100% trẻ dưới 5 tuổi được học 2 buổi/ngày.
+ Trẻ khuyết tật được học hòa nhập.
- Chất lượng học tập
+ Đảm bảo tỷ lệ chuyên cần toàn trường 93% trở lên, bé ngoan đạt 89% trở lên. Đặc biệt là học sinh 5 tuổi chuyên cần đạt từ 95 % trở lên.
+ Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN theo quy định.
+ 100% trẻ được đánh giá theo độ tuổi. 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
+ Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có) được đánh giá có sự tiến bộ
- Kỹ năng sống: Trẻ được được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, mạnh dạn giao tiếp, ứng xử đúng mực. Tích cực tham gia các hoạt động. Trẻ lớp Lá được chuẩn bị tâm thế để vào học lớp 1.
- Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng dưỡng
+ 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ hàng năm, được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng.
+ 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
+ Phấn đấu có 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi.
+ Tiệp tục phối hợp Ban chỉ đạo mô hình can thiệp thừa cân béo phì của TTYTTP thực hiện có hiệu quả “Mô hình can thiệp thừa cân- béo phì” tại trường.
+ 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần.
3. Cơ sở vật chất
Xây dựng vườn hoa, khu vườn rau, cây xanh, khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”. Thực hiện tốt cuộc vận động “Nếp sống văn hóa- văn minh đô thị” và mô hình trong năm học. Quy hoạch toàn bộ khu đất trống để làm vườn hoa, vườn rau… tạo mảng xanh
Tham mưu cải tạo, xây dựng sửa chữa cơ sở 2. Tiệp tục hoàn thiện, bổ sung các khu vực quy hoạch trong khuôn viên trường làm phong phú sân chơi, giúp cho trẻ tích cực vận động, khám phá, trải nghiệm. Tiếp tục sơn sửa đồ chơi ngoài trời đảm bảo tính an toàn, giáo dục, thẩm mỹ.
III. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”, “ Học thông qua vui chơi, trải nghiệm. Thông điệp hành động “ Hãy để trẻ được sống trong tình yêu thương và long nhân ái”, “Cô nhẹ nhàng thân thiện - Trẻ vui khỏe chăm ngoan”.
F. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
I. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục trẻ
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005).
Nhà trường thực hiện kế hoạch theo khung thời gian của năm học. Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phát triển chương trình từ chương trình khung Sở Giáo dục hướng dẫn, gợi ý. Thực hiện đánh giá, rà soát, điều chỉnh chương trình phù hợp thực tế.
Thực hiện có hiệu quả các hoạt động thao giảng, dạy tốt, dự giờ rút kinh nghiệm theo chỉ tiêu kế hoạch năm học đề ra. Tham gia thi Giáo viên dạy giỏi các cấp. Viết, áp dụng và chia sẻ hiệu quả sáng kiến. Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi dạng mở từ các nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu phế phẩm. Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối (2 tuần/ 1 lần). Sinh hoạt chuyên đề để cải tiến phương pháp tổ chức các hoạt động, áp dụng sinh hoạt theo phương pháp nghiên cứu bài học. Rà soát đánh giá, điều chỉnh kịp thời chương trình giáo dục trẻ cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tổ chức, khuyến khích giáo viên tham khảo các chương trình, phần mềm hay để vận dụng trong thiết kế các hoạt động và giảng dạy. Ứng dụng CNTT có chọn lọc, hiệu quả vào quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục như thết kế bài giảng từ phần mềm Spark, khai thác hiệu quả chương trình Happykids, Kidsmart…
Thực hiện tốt chủ đề năm học, các cuộc vận động và các phong trào thi đua.
Chú ý giáo dục kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tận dụng những điều kiện sẵn có thay cho một số đồ dùng để giảm sức lao động cho giáo viên và biết cách khai thác hiệu quả điều kiện sẵn có phù hợp tình hình nhà trường.
Người phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên trong toàn trường.
II. Xây dựng và phát triển đội ngũ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, Ngoại ngữ biết áp dụng thực tế đạt hiệu quả, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó, trách nhiệm với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBGVNV của trường theo lộ trình.
Phấn đấu đến hết năm 2025 có 3/4 Ban giám hiệu (BGH) đều hoàn thành chương trình Trung cấp chính trị và 100% Bồi dưỡng cán bộ quản lý. Quản lý, thực hiện các phần mềm tại trường một cách hiệu quả.
Bố trí, sắp xếp tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ, hàng năm 100% giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
Vào cuối năm học Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch biên chế cho năm học mới gửi về cấp trên để xin chỉ tiêu cho năm học sau.
Thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý theo quy định.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn. Giáo viên có kinh nghiệm.
III. Tài chính và cơ sở vật chất-trang thiết bị giáo dục
Thực hiện quản lý tài chính theo đúng quy định, công khai minh bạch. Huy động các nguồn kinh phí hợp pháp để phát triển nhà trường.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, bảo quản tốt tài sản trường.
Tiếp tục rà soát cơ sở vật chất , tham mưu kinh phí để sữa chữa kịp thời, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, kế toán và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
IV. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Tiếp tục triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Giáo viên chủ động, tích cực tham khảo, chọc lọc các trang website phù hợp. Ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi từ chương trình Montessori. Biết ứng dụng lợi ích từ phần mềm Happykids và Kidsmart để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy và tổ chức cho trẻ làm quen một cách hiệu quả với các phần mềm này. Xây dựng trang Web, thư viện điện tử, thực hiện phần mềm Pmis, Emis, Misa, Phổ cập giáo dục, Cơ sở dữ liệu, Ký số, Phần mêm thu học phí… của trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.
Ứng dụng hiệu quả CNTT tránh áp dụng một cách máy móc, kém hiệu quả
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, giáo viên phụ trách công nghệ thông tin.
V. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
- Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính
+ Ngân sách Nhà nước.
+ Ngoài ngân sách “Từ công tác xã hội hóa, CMHS, mạnh thường quân…”
+ Nguồn lực vật chất
+ Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình khác.
+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội CMHS.
VI. Kết quả đánh giá trên trẻ
- Kết quả đánh giá trẻ cuối chủ đề theo các lĩnh vực, mục tiêu đạt từ 70% trở lên. Trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường đạt chỉ tiêu đề ra, phù hợp yêu cầu phát triển thể chất cho trẻ theo từng độ tuổi.
- Kết quả đánh giá xếp loại trên trẻ đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, kết quả mong đợi trong thực hiện chương trình GDMN.
- Kết quả tổ chức các hoạt động của trẻ đáp ứng yêu cầu tình hình thực tế và điều kiện của nhà trường, phù hợp với yêu cầu của GDMN.
- Kết quả tổ chức các hoạt động ngoại khóa phat triển được năng khiếu cho trẻ, đảm bảo theo kế hoạch, yêu cầu của trường, quy định của Phòng giáo dục, Sở giáo dục.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.
VII. Xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của cha mẹ học sinh và xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, trẻ và CMHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường, giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1, phấn đấu tái chuẩn, xây trường mầm non đạt chuẩn Mức độ 2, phấn đấu được công nhận Kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3.
G. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
II. Tổ chức
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
III. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
1. Giai đoạn 1: Từ năm 2020 - 2022
- Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung.
- Tham mưu để đảm bảo giáo viên, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu trong từng năm học đề ra.
- Phấn đấu công nhận Kiểm định chất lượng Cấp độ 2 và tái chuẩn quốc gia Mức độ 1, duy trì kết quả đạt được.
2. Giai đoạn 2: Từ năm 2023- 2025
- Thực hiện hiệu quả chương trình GDMN theo hướng phát triển chương trình, cập nhật thực hiện kịp thời những thay đổi. Tham mưu để đảm bảo các điều kiện thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được chuẩn quốc gia Mức độ 1. Tham mưu và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, lập hồ sơ đề nghị thẩm định tái chuẩn quốc gia Mức độ 1 và Kiểm định chất lượng Cấp độ 2 vào năm học 2023 - 2024 (lần 1).
IV. Tổ chức kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
1. Mục đích: Thực hiện tốt chu trình quản lý: “Kế hoạch- tổ chức- kiểm tra- đánh giá”. Điều chỉnh kế hoạch thực hiện và đưa ra các quyết định đúng đắn.
2. Nội dung: Giám sát và đánh giá việc thực hiện yêu cầu đề ra.
3. Trách nhiệm của các bộ phận giám sát, đánh giá
- Kiểm soát các hoạt động
- Nắm chắc các yêu cầu, hệ thống các chỉ số đo lường để đối chiếu kết quả thực hiện.
- Đánh giá kết quả, quy trình thực hiện
3. Phân công trách nhiệm
- Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ trường mầm non.
- Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch. Thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định khi được Hiệu trưởng ủy quyền. Thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ trường mầm non.
- Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ trường mầm non.
- Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ trường mầm non.
G. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, trường Mầm non Hoạ Mi có nhiều cơ hội, song không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020 – 2025 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho trẻ, cho cha mẹ học sinh, nhân dân và Cấp ủy, Chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.
Nhà trường kính đề nghị Chính quyền địa phương, Phòng GDĐTquan tâm đầu tư kinh phí theo lộ trình để cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất kịp thời. Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để trẻ được học tập, vui chơi đầy đủ về thời gian, nội dung. Hàng năm Phòng GDĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả số lượng và chất lượng.
Trên đây là kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025 của trường Mầm non Hoạ Mi. Đề nghị các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường đoàn kết, nổ lực thực hiện có hiệu quả./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT (để b/c);
- Hội đồng trường;
- BGH,TTCM-TTVP;
- Lưu VT.
Trần Thị Tuyết