DAY CON NGOAN T9 NH 20-21

Thứ ba - 29/04/2025 16:28
TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
NỘI DUNG
TUYÊN TRUYỀN DẠY CON NGOAN THÁNG 9/2020
I. DẠY TRẺ GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
Thật ra, chỉ cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất, như:
+  Trồng và chăm sóc cây xanh
+ Vệ sinh trong và ngoài lớp mỗi buổi học
+ Tham gia các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn.
Trong gia đình, phụ huynh có thể:
+ Dạy trẻ tập tưới cây.
+ Lập những vườn rau nhỏ và dạy trẻ chăm sóc.
+ Trẻ tự giác dọn góc học tập, giữ gìn vệ sinh trong nhà.
       Phụ huynh cũng có thể làm đồ dùng trang trí, hộp bút, đèn, đồ chơi cho trẻ từ những vật dụng đã bỏ đi để khơi gợi sự thích thú cho các em.
II. CÁCH DẠY TRẺ KỸ NĂNG CHÀO HỎI LỄ PHÉP ĐƠN GIẢN CHA MẸ NÊN BIẾT
Ông bà xưa hay có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Có thể thấy, việc học lễ nghĩa đã được ông cha ta chú trọng từ xưa đến nay trong quá trình nuôi dạy trẻ. Vậy làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép một cách hiệu quả ngay từ bé? Mời quý phụ huynh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây từ Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP).
Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) ngay hôm nay để trải nghiệm cách dạy kỹ năng chào hỏi lễ phép và ứng xử tại trường
Chào hỏi lễ phép là gì?
Chào hỏi lễ phép là cách thể hiện thái độ đúng mực và lễ độ đối với những người lớn tuổi hơn. Đây là một trong những hành vi thể hiện đức tính và nhân cách tốt đẹp của con người. Trong giao tiếp ứng xử, việc biết chào hỏi lễ phép với những người lớn tuổi hơn như anh chỉ, cô chú, cha mẹ, thầy cô… sẽ khiến trẻ được mọi người xung quanh yêu quý và đánh giá là ngoan ngoãn, gia đình có nề bếp và giáo dục tốt.
Vì sao trẻ không chào hỏi người lớn?
Ngay từ bé, trẻ đã được cha mẹ dạy cho nhiều kỹ năng sống để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và hình thành nên các thói quen tốt. Và hầu hết phụ huynh đều dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn tuổi. Dù vậy, nhiều tình huống cho thấy trẻ không chào hỏi lễ phép đã xảy ra. Và theo các chuyên gia về tâm lý học cho rằng, đây là một trạng thái tâm lý rất bình thường, hay gặp ở trẻ. Lý giải cho trường hợp này, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân khiến trẻ không chào hỏi người lớn như sau:
Trẻ muốn thể hiện quyền của bản thân trong việc chào hỏi người khác.Trẻ cảm thấy lạ lẫm, không gần gũi khi tiếp xúc với người lạ.Trẻ có tâm lý sợ hãi, nhút nhát khi gặp người đối diện.Trẻ đang mệt hoặc có tâm trạng không vui, cáu kỉnh.
 Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đơn giản
Khi gặp người lớn tuổi, trẻ chào hỏi lễ phép sẽ dễ tạo thiện cảm tốt với mọi người xung quanh. Đồng thời, hành động này cũng giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ về sau. Dưới đây là 3 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đơn giản mà phụ huynh có thể tham khảo.
Không thúc ép trẻ chào hỏi
Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn, các bậc cha mẹ cần chú ý không nên thúc ép con để tránh tình trạng gây áp lực quá lớn và có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương. Việc thúc ép cũng sẽ tạo nên các cảm xúc tiêu cực ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy khó khăn hơn trong việc chào hỏi người lớn. Về lâu dài, trẻ sẽ bắt đầu rụt rè, nhút nhát và trở nên thụ động trong giao tiếp hằng ngày. Do vậy, phụ huynh cần hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn để con từ từ thích nghi và tự tin hơn trong giao tiếp với người khác.Không thúc ép trẻ chào hỏi
Làm gương cho trẻ học theo
Trước khi đến trường, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Do đó, khi trẻ đã bắt đầu nhận thức được về thế giới xung quanh thì trẻ sẽ có xu hướng học hỏi và làm theo các hành động của bố mẹ. Vì vậy, khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, phụ huynh nên làm mẫu để con noi gương. Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách vui vẻ chào hỏi các người thân trong gia đình và bạn bè để trẻ học hỏi theo. Hơn nữa, phụ huynh cần tạo ra các tình huống giả định liên quan đến sở thích của trẻ để tăng thêm hứng thú, giúp trẻ nắm bắt nhanh và hiểu vấn đề sâu sắc hơn.
Long Hoà, ngày 05 tháng 09 năm 2020
                                                                                                               PHT. CM
                        
                                                                                                         Vũ Thị Kim Cúc

 

Tác giả: Họa Mi Mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

- Hủ tíu dốt cá lóc: (Cá lóc, giá, hẹ nấm bào ngư, cà rốt, ngò rai)
- Sữa Netsure (130ml)

Bữa trưa:

- Cơm
- Mực, tôm xào: (Mực, tôm, bông cải xanh, trắng, hành tây cà rốt)
- Mướp xào
- Canh đu đủ: (Đu đủ, củ cải trắng,  xương heo, hành lá)

Bữa xế:

- Bún gạo lứt: (Thịt heo cải ngọt, giá nầm đùi gà)
- Tráng miệng: Banhplan

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video Clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây