TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NỘI DUNG
TUYÊN TRUYỀN DẠY CON NGOAN THÁNG 10/2020
I. DẠY CON LÒNG BIẾT ƠN
1. Làm gương cho con cái noi theo
2. Tạo cơ hội cho trẻ tỏ lòng biết ơn
3. Thể hiện lòng biết ơn bằng nhiều cách đa dạng Viết thư
4. Không để cho trẻ “cứ đòi là được”.
5. Nói lời: “Cảm ơn!”
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ LUÔN CÓ CẢM GIÁC YÊU THƯƠNG
1. Cùng con giải quyết mọi vấn đề
2. Có kỷ niệm đặc biệt chỉ “cộp mác” bạn và con
3. Không tiếc những lời khen chừng mực
4. Tập trung vào những khía cạnh tích cực
5. Luôn sẵn sàng lắng nghe
III. DẠY CON TÍNH TỰ LẬP
Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một thực tế là nhiều trẻ đã 5-6 tuổi mà vẫn chưa tự làm được những việc cá nhân như: tự xúc cơm, kéo khóa áo, cất đồ dùng cá nhân,… Đó là kết quả của việc cha mẹ đã tự làm thay trẻ mọi việc, mà không biết mình đã vô hình tước đi của trẻ cơ hội để trẻ tự lập.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, việc rèn luyện tính tự lập cho con từ sớm sẽ giúp cho đứa trẻ tự tin, dễ hòa đồng với các bạn và tự làm được những việc đơn giản mà không cần bố mẹ bên cạnh.
Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ dạy con tính tự lập :
Khuyến khích trẻ với những việc làm vừa sức.
Những việc làm vừa sức sẽ giúp trẻ dễ đạt được kết quả hơn và trẻ sẽ cảm thấy tự tin, hào hứng làm việc. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự làm những công việc trong khả năng của trẻ. Đối với những việc làm hơi quá sức của trẻ cha mẹ nên kiên nhẫn, khuyến khích trẻ cố gắng hoàn thành. Khi trẻ đã làm xong cha mẹ nên có những lời động viên kịp thời. thích cho trẻ hiểu đó là một phần trách nhiệm mà trẻ phải làm.
III. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
1. Nguyên nhân :
Ngộ độc thực phẩm thường do các loại khuẩn sau gây nên :
- Campylobacter : trong sữa và thịt trắng.
- Salmonella : trong trứng và thịt trắng (nhất là trong thịt).
- Clostridia : trong các bào tử thức ăn (nhất là trong thịt).
- Listeria : trong thịt, các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa, cá vá các loại thuỷ sản có vỏ như sò, ốc, tôm, cua …
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc theo thực phẩm xâm nhập vào cơ thể bằng 2 cách sau :
- Thực phẩm chứa tác nhân ngộ độc : Thực phẩm chưa được nấu chín kĩ càng. Các loại khuẩn có trong thực phẩm chưa được diệt trừ hoàn toàn. Trường hợp này thường gặp trong các món nướng, tái, gỏi …
- Quá trình đưa thực phẩm vào cơ thể : Trước khi ăn chưa rửa sạch tay rồi dùng tay đụng vào thức ăn là một ví dụ …
2. Phòng tránh :
- Luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào thú vật.
- Giữ các vật dụng trong bếp sạch sẽ.
- Nhốt vật nuôi cách xa khu vực lưu trữ chế biến thực phẩm.
- Rã đông thực phẩm trước khi chế biến, nấu nướng.
- Nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng.
- Các thực phẩm để dành phải hâm nóng trước khi ăn.
- Cất giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong đáy tủ lạnh.
- Giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu dưới 50C (410F).
- Rửa rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn.
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá date, có mùi ôi thiu, nổi nấm mốc.
3. Một số biện pháp xử trí thông thường trong ngộ độc thực phẩm :
Khi có trường hợp nhiễm độc, ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu … để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc. Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá huỷ độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
* Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể :
- Gây nôn : thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn.
- Rửa dạ dày : rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ. Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa.
- Tẩy ruột : nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat, natri sulphat.
- Gây bài niệu bằng cách truyền dịch.
* Giải độc :
- Dùng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt.
- Trung hoà chất độc.
- Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc.
Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời những biện pháp thông thường.
Long Hoà, ngày 05 tháng 10 năm 2020
PHT. CM
Vũ Thị Kim Cúc