UBND HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
|
Số: 190 /KH-MNHM |
Long Hoà, ngày 30 tháng 9 năm 2024 |
KẾ HOẠCH Y TẾ
Năm học: 2024 - 2025
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016 /TTYT-BYT-BGDĐT ngày 12/06/2016 của Bộ y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trong trường học;
Căn cứ Căn cứ kế hoạch số 404/KH-BCĐ ngày 28/8/2024 của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu y tế dân số về hoạt động chương trình y tế trường học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng năm học 2024-2025;
Căn cứ Công văn số 202/PGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc thực hiện công tác y tế, chữ thập đỏ, vệ sinh trường học năm học 2024 - 2025;
Trường Mầm non Hoạ Mi xây dựng kế hoạch hoạt động ban chỉ đạo công tác y tế trường học năm học 2024 - 2025 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi:
Trường Mầm non Hoạ Mi được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và các cấp quản lý giáo dục.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên ổn định, đạt chuẩn về trình độ, vững về tay nghề, an tâm khi làm việc.
Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới sức khỏe và việc học tập của con em.
2. Khó khăn:
Học sinh trên địa bàn phân bố rộng, đa số phụ huynh trẻ đều làm nông nghiệp là chính, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu của nhà trường và học tập của trẻ.
Một số cha mẹ học sinh do phải đi làm xa nên việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ còn hạn chế.
3. Tình hình giáo viên, nhân viên, học sinh:
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 62. Trong đó:
Cán bộ quản lý: 3
Giáo viên: 30
Nhân viên: 29 (y tế: 1; kế toán: 1; bảo vệ: 4; nhân viên phục vụ: 2; nhân viên nấu ăn: 13, 8 bảo mẫu)
Tổng số trẻ 467 với 19 nhóm lớp (nhà trẻ: 3 nhóm lớp; mầm: 5 lớp; chồi: 6 lớp; lá: 5 lớp)
II. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Quản lý chăm sóc sức khỏe cho học sinh:
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường do hiệu trưởng nhà trường ra quyết định và các ban ngành phối hợp.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh, có đủ sổ theo dõi sức khỏe và sổ khám bệnh, các loại hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh toàn trường.
Thực hiện sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định hiện hành, khi có trường hợp học sinh gặp sự cố cần phải làm công tác sơ cứu trước tại trường, nếu trường hợp nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Có cơ chế phối hợp với Trạm y tế xã Long Hoà trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị đối với những trẻ mắc bệnh mãn tính.
Có thông báo với cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ học sinh về tình hình sức khỏe của trẻ, có kế hoạch chăm sóc và điều trị cho trẻ khi có vấn đề về sức khỏe.
2. Truyền thông giáo dục sức khỏe ban đầu cho học sinh:
Xây dựng nội dung truyền thông về giáo dục sức khỏe cho học sinh như: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, cách phòng chống các dịch bệnh, tai nạn thương tích, bảo hiểm y tế…
Xây dựng góc tuyên truyền, giáo dục tư vấn về sức khỏe cho học sinh, lập bảng tuyên truyền về sức khỏe tại các lớp và ngoài sân trường.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các tháng hành động do ngành GD, ngành Y tế và các ban ngành tại địa phương phát động.
3. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm:
Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện về các quy định về vệ sinh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời phối hợp tốt với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.
Thông tin và báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo cấp trên khi có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm xảy ra trong nhà trường.
Phối hợp tốt với Trạm y tế xã Long Hoà và các đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra.
4. Bảo đảm an toàn phòng chống tai nạn, thương tích:
Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường để không xảy ra các trường hợp học sinh bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
Thường xuyên theo dõi, báo cáo về tình hình tai nạn thương tích của học sinh trong nhà trường theo quy định.
5. Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và ATTP:
Chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm về công tác vệ sinh dinh dưỡng và An toàn thực phẩm cho học sinh trong toàn trường và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.
6. Công tác vệ sinh môi trường:
Bảo đảm có sân chơi sạch sẽ và có cây xanh, Đối với các khu diện tích hẹp không có cây xanh yêu cầu giáo viên xây dựng góc thiên nhiên tự tạo tại sân trường và các lớp học của trẻ.
Có đủ các dụng cụ thu gom và xử lý rác thải theo quy định, có đầy đủ thùng đựng rác hoặc nơi chứa rác tập trung có dụng cụ che chắn, các phòng học của trẻ hàng ngày đều được vệ sinh 2 đến 3 lần/ ngày.
Hệ thống cống rãnh để dẫn thoát nước thải phải bảo đảm kín không dò rỉ, ứ đọng gây ô nhiễm môi trường.
Bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nước uống, nước rửa và nước sinh hoạt cho trẻ trong toàn trường.
Nhân viên nuôi dưỡng phải được kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ đúng quy định, có đủ trang phục trong khi chế biến thực phẩm.
7. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học:
Đảm bảo thông gió tự nhiên, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ.
Phòng học đảm bảo yên tĩnh, không có tiếng ồn, trong phòng học phải đảm bảo không vượt số trẻ. Các đường dẫn khí, dẫn điện, ổ cắm điện, hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là các loại hóa chất, …phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và đảm bảo môi trường và có nội quy theo quy định.
Bàn ghế của trẻ: phải đúng kích cỡ theo độ tuổi của trẻ, đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh phải tròn và nhẵn đảm bảo an toàn.
Nhà vệ sinh: Đảm bảo về số lượng theo tiêu chuẩn đã quy định (bình quân từ 3 - 5 trẻ/ hố tiêu). Nhà tiêu, hố tiêu phải đảm bảo vệ sinh theo đúng quy định.
III.NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Đối với nhà trường:
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường do:
Hiệu trưởng làm trưởng ban
Trưởng trạm y tế xã Long Hoà và Phó Hiệu trưởng bán trú nhà trường làm phó ban
Thường trực là nhân viên y tế, các thành viên khác bao gồm tổ trưởng các tổ và ban đại diện cha mẹ trẻ
Có biên bản họp khi tổ chức các cuộc họp, các hội nghị phổ biến, quán triệt và thực hiện các chủ chương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác y tế trong trường học.
Có kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, đánh giá xếp loại công tác y tế trong nhà trường.
Có một phòng y tế rộng 15 m2 trở lên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Có 1 y tế chuyên trách công tác y tế trường học.
Báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế trường học của nhà trường lên cơ quan quản lý cấp trên vào cuối năm học hoặc đột xuất khi cấp trên yêu cầu.
2. Công tác bán trú:
Theo dõi công tác nuôi của các lớp bán trú: Theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ, theo dõi giáo viên trực cho trẻ ăn hết suất, chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tốt.
Lên lịch dự giờ giáo viên về tổ chức cho trẻ ăn, ngủ.
Thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ.
Thực hiện tính ăn cho trẻ hằng ngày trên phần mềm Nutrikids.
Vận động phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ để tính ăn hằng ngày cho trẻ được thuận tiện.
Khám sức khoẻ cho giáo viên, cấp dưỡng: 1 lần/ năm
Thường xuyên kiểm tra nhà bếp về các khâu: tiếp phẩm đảm bảo số lượng, thực phẩm tươi sống, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm.
Kiểm tra nhà bếp việc sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.
Dự giờ cấp dưỡng chế biến thức ăn cho trẻ.
Sưu tầm các tài liệu về dinh dưỡng, về cách chế biến món ăn, mẹo vặt, thực đơn để cấp dưỡng tham khảo.
Khống chế các trường hợp cháu thừa cân để không xảy hiện tượng béo phì.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chọn lọc nguồn thực phẩm từ những đơn vị, cá nhân có uy tín có ký kết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng, thay đổi món ăn hợp lí, đội ngũ các cô cấp dưỡng của nhà trường được qua đào tạo về chuyên ngành nấu ăn. Hiệu phó bán trú nhà trường thực hiện nghiêm túc tính khẩu phần ăn của trẻ theo phần mềm, đảm bảo khẩu phần ăn và tỉ lệ cân đối giữa các chất. Với tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về chế độ dinh dưỡng của trẻ, nhiều năm nay, trường không có vụ ngộ độc thức ăn nào xảy ra.
Thông qua hoạt động chuyên đề, giáo viên nắm vững cách tổ chức bữa ăn cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, hình thành các kỹ năng ăn uống và sự hiểu biết của trẻ về thực phẩm, các món ăn mà trẻ yêu thích. Đặc biệt vấn đề hình thành ở trẻ các kỹ năng: lao động tự phục vụ, thói quen ăn uống lành mạnh, giao tiếp thân thiện khi ăn uống được các cô chú trọng. Trên cơ sở đó, giáo viên cũng tuyên truyền các kiến thức về chuyên đề cho các bậc phụ huynh. Riêng lớp bé, các cô luôn chăm bón cho các bé ăn hết khẩu phần của mình. Có chế độ chăm sóc riêng cho trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị béo phì. Ngoài ra các cô giáo còn linh hoạt tích hợp vào các hoạt động vui chơi và họa tập của trẻ như:
Thông qua các tiết học: môi trường xung quanh, truyện - thơ - bài hát…
Thông qua các hoạt động vui chơi: hoạt động ngoài trời, góc phân vai, xây dựng…
Thông qua các hoạt động khác trong ngày như: giờ ăn - giờ đón trả trẻ… và các hoạt động thích hợp.
2. Đối với nhân viên y tế:
Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc, đủ thuốc, dụng cụ y tế điều trị kịp thời cho học sinh ốm đau tại trường.
Có kế hoạch hoạt động và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.
100% học sinh đến trường để được chăm sóc sức khỏe tại trường.
100% học sinh được khám sức khỏe chuyên khoa một năm 1 lần
100% học sinh được khám sức khỏe định kì một năm 2 lần:
100% học sinh được cân đo chấm biểu đồ 3 tháng 1 lần để theo dõi sự phát triển của trẻ:
Hồ sơ sổ sách: có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, kế hoạch hoạt động.
Giáo dục trẻ luôn có ý thức vệ sinh thân thể sạch sẽ, không ăn quả xanh, không uống nước lã, không ăn hàng quán bán rong. Tuyên truyền các bậc phụ huynh thường xuyên tắm gội, giặt quần áo sạch sẽ, đi giày dép, cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh chân tay miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm não, đau mắt đỏ, dịch cúm A H1N1…Các chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, về an toàn giao thông, vệ phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội v..v…
Xử lý nhanh gọn, kịp thời các diễn biến bất thường về sức khoẻ trẻ, khai thác sử dụng có hiệu quả tủ thuốc dự phòng;
Cân đo, theo dõi biểu đồ sức khỏe trẻ hàng tháng, quý.
Đảm bảo an toàn về tinh thần thể lực cho trẻ;
Theo dõi tiêm chủng đầy đủ;
Tăng cường phòng bệnh theo mùa;
Xử trí, sơ cứu đúng cách các tai nạn thường xảy ra trong trường mầm non.
3. Công tác đoàn:
Xây dựng nội dung kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh gương mẫu tham gia các hoạt động thực hiện chế độ chính sách nhân đạo như hiến máu tình nguyện,trồng cây xanh..
4. Đối với cha mẹ học sinh:
Giữ mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường, phụ huynh,
Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ huynh phản ánh kịp thời cho ban chỉ đạo biết có biện pháp chỉ đạo tích cực trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
Gia đình củng cố những điều trẻ đã được học ở trường và rèn luyện cho trẻ các thói quen tốt trong ăn uống ở mọi lúc mọi nơi.
Quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng của con em mình qua các phương tiện thông tin đại chúng- sách báo. Những thức ăn cần hạn chế, những bài tập phù hợp, chế độ ăn hợp đối với những trẻ này.
Nhắc nhở phụ huynh tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đúng liều. Đặc biệt quan tâm phối hợp với y tế tiêm vac xin Sởi cho trẻ.
Phối hợp phụ huynh về việc tổ chức tẩy giun cho các cháu.
Lưu ý phụ huynh cho các em ăn điều độ, hạn chế tối đa những loại quà vặt có nhiều đường bột. Tăng cường trái cây có vị chua như bưởi, cam, nho …
Không cho các em vừa ăn, vừa xem tivi, chơi video vì trẻ em không làm chủ cảm giác no
* Chế độ vận động tại nhà: tổ chức tăng cường vận động cho các em, thông qua việc quét nhà, trò chơi vận động, hát múa, tham gia thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, bóng đá, …
IV.CHỈ TIÊU CỤ THỂ:
100% học sinh đến trường đều được chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tai trường.
100% học sinh được khám sức khỏe chuyên khoa một năm 1 lần vào tháng
10/ 2024.
100% học sinh được kiểm tra sức khỏe định kì một năm 2 lần:
Lần 1: vào tháng 12/ 2024
Lần 2: vào tháng 03/2025
100% học sinh được cân đo chấm biểu đồ 3 tháng 1 lần để theo dõi sự phát triển của trẻ:
Lần 1: vào 30/09/2024
Lần 2: vào 30/12/2024
Lần 3: vào 30/03/2025
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng, giáo viên: 01 năm/ lần
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5% ở thể nhẹ cân, dưới 5% thể thấp còi, khống chế tốc độ tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì dưới 8%.
Trẻ phát triển bình thường đạt từ 90 % trở lên
100% trẻ được rửa tay dưới vòi nước chảy nước sạch.
100% trẻ có khăn mặt để rửa có ký hiệu riêng.
100% có đủ nước chín và nước sạch cho cán bộ, giáo viên và học sinh sử dụng.
100% có đủ ca, cốc cho học sinh uống nước và có ký hiệu riêng.
Tăng cường vệ sinh lớp học, đồ dùng cá nhân, đồ chơi, duy trì lịch tổng vệ sinh hàng tuần bằng các chất sát khuẩn: cloramin B, Javel…
Kiểm tra nhà bếp, kiểm tra vệ sinh An toàn thực phẩm theo quy định.
V. Kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí:
Kinh phí sử dụng được bố trí từ nguồn kinh phí cấp cho sự nghiệp GD&ĐT hàng năm được nhà nước giao cho đơn vị theo phân cấp ngân sách và từ nguồn kinh phí được để lại từ nguồn khám chữa bệnh theo quy định. Hoặc có thể sử dụng vào nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước từ nguồn thu hợp pháp khác.
Nội dung chi:
Bảo đảm chi cho các hoạt động chuyên môn, truyền thông giáo dục sức khỏe và các khoản chi khác theo quy định hiện hành.
Trên đây là kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh của Ban chăm sóc sức khỏe trẻ em trường Mầm non Hoạ Mi năm học 2024 - 2025. Rất mong lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra./.
Nơi nhận:
- Ban chăm sóc sức khỏe trẻ em;
- Trạm y tế xã Long Hoà;
- Lưu: VT, YT. |
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Tuyết |