Kế hoạch y Tế năm học 2023-2024

Thứ ba - 06/05/2025 14:08
 PHÒNG GDĐT DẦU TIẾNG                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG MN HOẠ MI                                                                                       Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Số:      /KH -MNHM                                                        Long Hòa, ngày    tháng    năm 2024
 
KẾ HOẠCH
                             Thực hiện công tác Y tế trường học năm học 2023-2024


                       
Căn cứ vào công văn số 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y Tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư liên tịch quy định về công tác y tế trường học;
Căn cứ công văn số 404/KH-BCĐ ngày 28 tháng 8 năm 2024 của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu y tế dân số về việc triển khai Kế hoạch Hoạt động chương trình Y tế trường học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng năm học 2024 - 2025;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường. Nay trường mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch công tác Y tế trường học năm học 2024 -2025 như sau.
I. MỤC TIÊU
Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ trong nhà trường. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và dự phòng các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non.
Chủ động phòng, chống một số dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy ra; Khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường. Kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, sữa học đường không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học.
Đổi mới công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học; tổ chức hướng dẫn kiến thức, kỹ năng an toàn trong hoạt động vận động, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho hc sinh; tổ chức có hiệu quả và duy trì nền nếp tham gia các hoạt động tại khu phát triển vận động trong nhà trường nhằm giúp trẻ phát triển thể chất.
II. CHỈ TIÊU
1. Đảm bảo 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe ngay từ đầu năm học. Phân loại sức khỏe học sinh vào sổ y tế và thông báo những trường hợp mắc bệnh đến phụ huynh để điều trị kịp thời.
2. 100% trẻ được tiêm chủng đầy đủ trong các đợt tiêm chủng.
3. Đảm bảo 100% các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, lớp học được triển khai đến toàn thể Cán bộ viên chức, phụ huynh học sinh và trẻ trong đơn vị.
4.Thực hiện tốt công tác ATTP không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong trường học.
5. Phòng tránh tai nạn thương tích không có tình trạng tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra trong trường học.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Công tác tổ chức và kế hoạch
-  Kiện toàn ban Chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu năm học.
- Xây dựng các kế hoạch và văn bản triển khai công tác YTTH, xây dựng kế hoạch và văn bản triển khai phòng chống dịch Covid-19.
- Chỉ đạo, đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện các quy định của pháp luật về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh.
2. Công tác phòng, chống dịch COVID-19
Tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh.
Chủ động thông tin rộng rãi, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Giải thích, hướng dẫn rõ biện pháp phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh để tạo sự đồng thuận, nghiêm túc thực hiện đi với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh. Thực hiện việc phát ngôn bảo đảm thống nhất theo các văn bản từ trung ương đến địa phương, không chia sẻ các thông tin thiếu chính xác, không rõ nguồn gốc gây tâm lý chủ quan hoặc hoang mang về công tác phòng, chống dịch.
Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời từ các nguồn thông tin chính thống, tin cậy. Sử dụng có hiệu quả các bộ tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ người học bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; quan tâm kịp thời đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thực hiện các hoạt động chuyên môn phòng, chống dịch COVID-19 tại các trường học, lớp học.
Rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, vật tư tiêu hao, cơ số thuốc, trang thiết bị thiết yếu theo đúng yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định công tác Y tế trường học ca Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Chủ động đề xuất và phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức tiệm vắc xin phòng, chống COVID-19 cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Sẵn sàng bố trí cơ sở vật chất để thành lập cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
3. Các điều kiện về Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 thàng tuổi, đo chiều cao cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 thàng tuổi trở lên.
Đo chiều cao cân nặng, ghi biểu đồ tang trưởng,theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ 24 tháng đến 6 tuổi mỗi quý một lần.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
Sơ cứu, cấp cứu cho học sinh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
Thông báo định kỳ tối thiểu 02 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định
Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý.
4. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất
Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ công tác CSSKHS tại các trường học
Phòng học
- Có 19/19 lớp đạt yêu cầu theo hướng kiên cố
b. Bàn ghế
- Đảm bảo theo quy định
c. Chiếu sáng
- Đảm bảo chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định
d. Đồ chơi cho trẻ
- Đồ chơi đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về trang bị,quản lý,sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường.
5. Đảm bảo các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
a. Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt
- Đảm bảo cung cấp đủ nước uống cho học sinh,
- Cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh.
- Hàng năm có xét nghiệm nước đầy đủ các chỉ số đảm bảo chỉ tiêu theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b. Công trình vệ sinh
- Đảm bảo các lớp có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
c. Thu gom và xử lý rác thải
- Có hệ thống cống rãnh thoát nước sạch sẽ,không có ứ đọng xung quanh trường lớp.
- Có hợp tác xã thu gom rác thải theo đúng quy định đảm bảo sạch sẽ.
6. Đảm bảo các điều kiện về An toàn thực phẩm.
- Có bếp ăn một chiều theo quy định
- Hàng năm khám sức khỏe cho giáo viên, nhân viên bếp đầy đủ.
- Nhân viên có giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Đảm bảo các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học.
-  Có Phòng y tế theo quy định.
- Trang thiết bị y tế thực hiện mua đầy đủ theo quy định
- Nhân viên y tế trường học: Do văn thư kiêm nhiệm
8. Đảm bảo môi trường thực thi và chính sách, các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng.
- Ban CSSK học sinh có phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên và tổ chức họp tối thiểu 01 lần/học kỳ.
- Thực hiện các chính sách,quy định và chế độ chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học.
- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên với trẻ, nhà trường với phụ huynh, xây dựng một trường học lành mạnh, thân thiện không phân biệt đối xử, không bạo lực.
- Xây dựng mối liên hệ giữa trường học với gia đình và cộng đồng để giúp đỡ ,hỗ trợ chăm sóc sức khỏe học sinh.
9. Hoạt động truyền thông, GDSK.
- Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho trẻ và cha mẹ hoặc người giám hộ về biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; Hoạt động thể lực; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ học ngoại khóa ngoài trời
- Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
10. Công tác bồi dưỡng, tập huấn.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn của Phòng giáo dục, Trung tâm y tế của xã, huyện để nâng cao chất lượng đội ngũ y tế trong nhà trường.
11. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thi đua.
- Trường học tự tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
12. Phòng chống TNTT trong trường học.
Hàng năm Ban chăm sóc sức khỏe trong nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên kiểm tra giám sát các điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường để xử lý và khắc phục kịp thời các đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn trong thời gian trẻ sinh hoạt tại trường.
13. Phòng chống dịch bệnh trong trường học.
Hàng năm kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh môi trường,vệ sinh lớp học hàng ngày bằng chất tẩy rửa thông thường, cuối tuần vệ sinh bằng Cloramin B phòng chống dịch bệnh bùng phát.
Tuyên truyền cho giáo viên,học sinh,phụ huynh học sinh các bệnh thường gặp: Tay chân miêng, thủy đậu, sốt phát ban, COVID-19, sốt xuất huyết…..
14. Công tác giáo dục thể chất
Tổ chức lồng ghép các hoạt động GDTC vào các hoạt động học nhằm đa dạng hóa các hoạt động vận động, khuyến khích trẻ tích cực, chủ động tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng  các video dạy học của giáo viên, hoạt động vận động của trẻ đến phụ huynh học sinh.
15. Hoạt động thể thao trường học.
Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao trong nhà trường. Tăng cường công tác xã hội hóa, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm phát triển phong trào thể thao trường học; đầu tư kinh phí, xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tốt việc tập luyện thể dục, thể thao.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban giám hiệu nhà trường
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động y tế trường học tại nhà trường, đưa các chỉ tiêu hoạt động y tế học đường vào các chỉ tiêu thi đua.
- Kiện toàn Ban chăm sóc sứa khỏe học sinh trong nhà trường để chủ động trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học.
- Bảo đảm về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, kinh phí cho nhân viên kiêm y tế trường học thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh: Kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe theo chuyên khoa; sơ cấp cứu ban đầu; tổ chức bữa ăn học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ y tế trường học.
2. Nhân viên Y tế trường học
- Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch.
- Tham mưu, đề xuất ban giám hiệu nhà trường các điều kiện, vệ sinh và nguồn lực y tế đảm bảo cho hoạt động y tế trường học.
- Tham mưu và tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh trong nhà trường:
+ Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.
+ Thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ để phát hiện bệnh, tật học đường.
+ Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh; Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
+ Tư vấn cho giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe, trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hoà nhập;
+ Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú;
+ Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh;
+ Thông báo định kỳ tối thiểu 02 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo;
+ Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh;
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay;
+ Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện;
+ Kiến nghị với Ban giám hiệu, đơn vị có liên quan về các điều kiện phòng học, bàn ghế, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, trang thiết bị phòng y tế, bếp ăn, nhà vệ sinh không đảm bảo theo quy định và đề xuất Ban giám hiệu, đơn vị có liên quan sửa chữa, thay thế, khắc phục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi ban giám hiệu phân công.
3. Giáo viên và nhân viên
a. Giáo viên
- Thực hiện công tác vệ sinh trường học, phòng chống tai nạn trường học, chống bệnh học đường, phòng chống dịch COVID-19....
- Phối hợp với nhân viên y tế cân đo hàng quý, chấm biểu đồ, vào sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.
- Phối hợp với nhân viên y tế xử trí các tình huống xảy ra, kịp thời sơ cứu và đưa các em tới cơ sở y tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi trưởng ban phân công.
b. Nhân viên
- Có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn trong khi nấu ăn.
- Thực hiện đúng thực đơn dinh dưỡng đã được đề ra.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải kịp thời.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi trưởng ban phân công.
5. Hội cha mẹ học sinh
- Phối hợp với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi ở trường cũng như ở nhà
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi trưởng ban phân công.
V. THỐNG KÊ, TỔNG HỢP BÁO CÁO.
Thực hiện nộp báo cáo đầy đủ và đúng thời gian quy định:
+ Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe theo đúng quy định
+ Báo cáo xử trí sơ cấp cứu ban đầu tại trường
+ Báo cáo công tác Y tế trường học
+ Các báo cáo đột xuất theo quy định
VI. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG.
Nhà trường bố trí kinh phí phục vụ cho công tác y tế trường học. Kinh phí hoạt động dựa vào nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch công tác y tế năm học 2023-2024 của trường mầm non Họa Mi./.

  Nơi nhận:                                                                                    HIỆU TRƯỞNG
- Phòng khám ĐKKV Long Hòa;
- Hồ sơ Y tế nhà trường
- Lưu: VT.                                                                                              
                                          
 

Tác giả: Họa Mi Mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

- Cháo cua đồng, rau ngót, nấm rơm, cà rốt
- Sữa Netsure (130ml)

Bữa trưa:

- Cơm
- Cá ngừ kho: (Cá ngừ, thơm, nước dừa, cà chua, hành tây, màu
điều hạt)
- Đậu ve xào
- Canh bắp cải: (Bắp cải trắng, cải tím, cà chua, tôm khô, nạc dăm ngò rí.)

Bữa xế:

- Mì quảng: (Thit heo, tôm tươi, giá, hẹ, nấm hương tươi)
 - Tráng miệng: Sữa chua

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video Clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây